Bùng nổ 1963–64 Núi_Agung

Núi lửa bùng nổ lần cuối vào năm 1963 trong một trong những vụ phun trào lớn nhất và tàn phá nhất trong lịch sử Indonesia. Vào ngày 18 tháng 2 năm 1963, cư dân địa phương đã nghe tiếng nổ lớn và thấy những đám mây đang dâng lên từ miệng núi lửa Agung. Vào ngày 24 tháng 2, dung nham bắt đầu chảy xuống sườn núi phía bắc của núi, và cuối cùng đã đi được 7 km trong 20 ngày tiếp theo. Vào ngày 17 tháng 3, núi lửa phun trào (VEI 5), đưa các mảnh vỡ từ 8 đến 10 km vào không khí và tạo ra dòng chảy pyroclastic (hơi nóng và các chất núi lửa) lớn.[4]

Những dòng chảy này đã tàn phá nhiều ngôi làng, giết chết khoảng 1.100-1.500 người. Dòng bùn núi lửa lạnh do mưa lớn gây ra sau vụ phun trào giết chết thêm 200 người. Một vụ phun trào thứ hai vào ngày 16 tháng 5 đã dẫn tới các dòng nham tầng (pyroclastic flow), làm chết thêm 200 cư dân khác. Các vụ phun trào nhỏ và các dòng chảy theo sau kéo dài gần một năm.[5][6]

Các dòng dung nham bỏ xót, đôi khi chỉ vài thước anh, đền thờ Mẹ Besakih. Việc tồn tại đền thờ được người Bali coi là kỳ diệu và là dấu hiệu của các vị thần muốn chứng tỏ quyền lực của họ nhưng không phá hủy được tượng đài mà người Bali đã dựng lên.

Andesite là loại dung nham chiếm đa số với một số mẫu mafic đủ để được phân loại là bazan andesite.[7]

Liên quan

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Núi_Agung http://www.theaustralian.com.au/news/world/thousan... http://www.abc.net.au/news/2017-09-25/how-do-exper... http://www.channelnewsasia.com/news/asiapacific/on... http://edition.cnn.com/2017/11/26/asia/mount-agung... http://www.foxnews.com/world/2017/09/28/indonesian... http://www.peakbagger.com/peak.aspx?pid=11010 http://www.theguardian.com/world/2017/sep/26/bali-... http://ubudhood.com/mount-agung-facts/ http://adsabs.harvard.edu/abs/1964BVol...27..269Z http://volcano.oregonstate.edu/agung